Những tháng đầu năm 2015, dòng vốn ngoại đang chảy mạnh vào bất động sản. Các quỹ đầu tư liên tục công bố thông tin rót vốn hợp tác cùng công ty địa ốc Việt.
Tóm tắt
-Trong 7 tháng đầu 2015 có tới 19,3% dòng vốn FDI được đổ vào BĐS trong tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm hơn 6 tỷ USD. Đây là dòng tiền quan trọng giúp thị trường BĐS phục hồi và phát triển trong giai đoạn mới.
-Có nhiều quỹ đầu tư bắt đầu thể hiện rõ tham vọng đầu tư BĐS tại Việt Nam khi đẩy mạnh việc cam kết rót vốn như Gaw Capital Partner, Creed Group, GEM, VinaCapital…
CEO của CBRE Việt Nam, ông Marc Townsend mới đây đã có đánh giá về sự ảnh hưởng của những quy định mới về pháp lý liên quan đến lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Theo đó Marc Townsend cho rằng đó là một động lực cho thị trường-nhất là phân khúc cao cấp.
Điều đó được thể hiện rất rõ ở những động thái mới đây từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Đơn cử như trường hợp tòa nhà Keangnam Landmark 72 tầng tại Hà Nội được định giá 770 triệu USD được Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority nhăm nhe mua lại.
Một điều đáng chú ý khác mà vị CEO này nhận thấy đó là kể từ 1/9/2015 các công ty niêm yết có vốn sở hữu 100% của nước ngoài không thuộc lĩnh vực nhạy cảm sẽ được phép hoạt động. Điều này sẽ đẩy mạnh hoạt động thâu tóm BĐS ở Việt Nam của nhà đầu tư ngoại.
Thực tế, trong thời gian gần đây chúng ta cũng đã ghi nhận được những động thái mới của quỹ ngoại đối với thị trường địa ốc. Từ 2014, một quỹ đầu tư lớn của Nhật có tổng tài sản tới 5 tỷ USD đã “mạnh tay” hợp tác kinh doanh địa ốc ở Việt Nam bằng việc cam kết rót 600 tỷ để thâu tóm dự án CityGate tại quận 8 của Năm Bảy Bảy, tiếp đó chính quỹ này cũng đã ký thỏa thuận với Năm Bảy Bảy góp vốn vào 2 dự án khác.
Vừa qua, Creed Group lại tiếp tục gây bất ngờ cho thị trường khi ký hợp tác với An Gia Investment cam kết sẽ rót 200 triệu USD để cùng công ty này phát triển các dự án BĐS tại Tp.HCM.Trả lời trên Báo Đầu tư mới đây, ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Creed Group cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư khi thị trường bước vào giai đoạn phục hồi.
Trường hợp của Creed Group chỉ là một trong nhiều quỹ đầu tư khác đang có dòng tiền ngoại chảy vào địa ốc. Trong đó, nổi lên là dòng vốn từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông hiện là nguồn vốn tích cực nhất.
Trong đó, đánh chú ý là dòng vốn từ Nhật. Trước đây, chúng ta thường biết tới dòng vốn chính từ Nhật là ODA đầu vào các dự án hạ tầng giao thông, nhưng nay nhiều công ty Nhật đang đẩy mạnh đầu tư vào cả BĐS và giáo dục. Đơn cử như dự án Tokyu Bình Dương. Đây là dự án hợp tác giữa Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) với Becamex IDC, với vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD. Hiện một dự án thành phần là Sora Gardens I (gồm hai tòa tháp cao 24 tầng) đã hoàn thành; Một tập đoàn khác là Takashimaya vừa đề xuất với TP.HCM đầu tư 1 dự án trung tâm thương mại gần chợ Bến Thành với số vốn 6.000 tỷ…
Nhiều quỹ đầu tư có tiếng khác trên toàn cầu cũng tỏ rõ sự quan tâm tới lĩnh vực BĐS khi công bố những khoản đầu tư hàng chục triệu đô la vào các công ty địa ốc Việt nhiều tiềm năng. Trong số đó, có thể nhận thấy như VinaCapital rót 15 triệu USD vào Tập đoàn Novaland, Warburg Pincus đầu tư thêm 100 triệu USD vào Vincom Retail nâng tổng giá trị quỹ đầu tư này đang đầu tư lên 300 triệu USD, Keppel Land của Singapore vừa rót thêm khoảng 7 triệu USD vào Nam Long; Quỹ GEM của Mỹ mới đây cũng cam kết sẽ đầu tư 20 triệu USD vào Hoàng Quân,…
Báo cáo mới nhất về tình hình thu hút vốn FDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho chấy BĐS vẫn là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm, BĐS tiếp tục duy trì ở vị trí thứ hai với 15 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,69 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư.
Trong đó, đáng chú ý nhất đó là dự án Empire City có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD mới được cấp phép đầu tư tại Thủ Thiêm. Được biết, đây là dự án có tòa nhà cao tới 86 tầng, do một liên doanh giữa đối tác trong nước là Công ty Tiến Phước và Công ty Trần Thái cùng với Denver Power Ltd – Vương quốc Anh thuộc tập đoàn Gaw Capital Partner đầu tư, mỗi bên góp vốn 50%
0 nhận xét