Open top menu
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015
no image

Bất động sản là gì? Và có những loại bất động sản nào hiện nay? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết chia sẻ kiến thức về Khái Niệm Và Phân Loại Bất Động Sản

Dubai_namvinhyen
1. Khái niệm về bất động sản
Cho đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều phân loại tài sản theo luật cổ La mã, tức là phân loại tài sản thành “Bất động sản” và “Động sản”. Như vậy BĐS không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người gắn liền với đất đai như các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai theo không gian 3 chiều (chiều cao, chiều sâu, chiều rộng) để tạo thành một dạng vật chất có cấu trúc và công năng được xác định.
Ở nước ta cũng tiếp cận với cách đặt vấn đề như vậy, nên Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định “Bất động sản (BĐS) là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định” (Điều 174).
Vinhomes-central-Park_namvinhyen
2. Phân loại bất động sản
BĐS được phân chia thành nhiều loại, với đặc điểm và yêu cầu sử dụng rất khác nhau. Trong quá trình quản lý cần phân loại BĐS theo đặc điểm hình thành và khả năng tham gia thị trường của từng loại để bảo đảm cho việc xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường BĐS phù hợp với tình hình thực tế. Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, BĐS có thể phân thành ba nhóm: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS đặc biệt.
Nhóm 1: BĐS có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại-dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc v.v.. Trong nhóm BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như trên thế giới.
Hinh anh dep cac toa nha cao tang_namvinhyen
Nhóm 2: BĐS không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc nhóm này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v..
* Nhóm 3: BĐS đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang v.v…
Chua-dep-Bangkok_namvinhyen
Đặc điểm của nhóm này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.
Việc phân chia BĐS theo ba nhóm trên đây là rất cần thiết để bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách phù hợp và xác định mô hình quản lý đối với thị trường BĐS.

 

Read more
Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015
no image


Quy dau tu nuoc ngoai_namvinhyen
Trước thời cơ thị trường phục hồi, các tập đoàn đa quốc gia, quỹ đầu tư nước ngoài có nhiều động thái mở rộng rót vốn vào địa ốc.
Ngày 17/9, Kusto Home – thành viên của Kusto Group (Kazakhstan) – công bố đầu tư vào giai đoạn 2 dự án Diamond Island tại quận 2, TP HCM sau khi tiến một bước dài từ vai trò cổ đông lớn sang tiếp quản, điều hành dự án này. So với giai đoạn đầu, quy mô lần này khá lớn, lên đến 1.000 căn hộ.
Tổng giám đốc Murat Utemisov cho biết, giai đoạn một của dự án là những căn hộ hạng sang diện tích lớn. Sau gần 10 năm gia nhập và hiểu thị trường nhiều hơn, chủ đầu tư mạnh dạn triển khai giai đoạn 2 vẫn là bất động sản chất lượng cao nhưng điều chỉnh diện tích vừa phải. “Giá cả vì thế cũng phù hợp với người mua nhà tại TP HCM hơn”, ông Murat Utemisov nói.
Chow Tai Fook Group _namvinhyen
Đầu tháng 9/2015, Tập đoàn Chow Tai Fook kinh doanh đá quý, trang sức, bất động sản thuộc sở hữu của tỷ phú giàu thứ 4 Hong Kong, Cheng Yu Tung cũng thay VinaCapital giành quyền quản lý khu phức hợp 4 tỷ USD Nam Hội An, Quảng Nam.
Theo công bố của VinaCapital, doanh nghiệp vẫn sở hữu 22,55% cổ phần và là cổ đông chiến lược tại dự án. Thời gian tới, quỹ này sẽ tăng cổ phần nắm giữ tại dự án Nam Hội An lên gần 32% sau đợt tăng vốn.
Một đại diện Hong Kong khác cũng đặc biệt quan tâm đến bất động sản Việt Nam là Jen Capital (công ty trực thuộc Tập đoàn Chiaphua) vừa bắt tay cùng Tập đoàn Tuần Châu thành lập liên doanh Công ty TNHH Jen Tuần Châu. Liên doanh này thực hiện dự án biệt thự nghỉ dưỡng hướng biển và cảng biển Caye Sereno tại Vịnh Hạ Long.
Cuối tháng 8/2015, một doanh nghiệp chuyên phát triển bất động sản cao cấp tại TP HCM là Novaland cho hay, đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu và nhận được sự tham gia vốn của Dragon Capital, VOF, Credit Suit. Trước sự quan tâm của khối ngoại và diễn biến tích cực của thị trường địa ốc, Novaland đã có kế hoạch IPO cuối 2016 và niêm yết giữa 2017 hoặc sớm hơn.
Creed Group Logo_namvinhyen
Trước đó vào tháng 7, Quỹ đầu tư lớn của Nhật – Creed Group đã rót 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia (An Gia Investment). Quỹ này cam kết mua 20% cổ phần của đối tác, hợp tác mua lại các dự án bất động sản theo tỷ lệ 50-50 để cùng đầu tư và phát triển, thậm chí cung cấp khoản vay ưu đãi để An Gia xây và bán nhà. Creed Group cùng từng công bố đầu tư vào một số dự án của Công ty Năm Bảy Bảy.
Xa hơn nữa từ cuối tháng 6, khu Nam TP HCM lộ diện dự án “khủng” của Công ty Thành phố Đế Vương (Empire City) có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD được trao Giấy chứng nhận đầu tư. Thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, dự án do liên doanh giữa Công ty Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái với nhà đầu tư Denver Power Ltd (Anh) triển khai. Sự xuất hiện của Denver Power đã giúp Anh trở thành quốc gia có số vốn đăng ký cấp mới trong tháng 8/2015 lớn thứ 2, chỉ sau Hàn Quốc.
Cùng với những tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) và Vietnam Growth Fund Limited (VGF) thuộc Dragon Capital cũng đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Cổ phiếu đơn vị này nắm giữ gồm: REE, KBC, KDH, BCCI, VIC… với giá trị hàng trăm tỷ đồng mỗi mã.
Dragon Capital_logo_namvinhyen
Giám đốc Dịch vụ văn phòng Công ty CBRE Việt Nam, Greg Ohan dự báo với luật mới cho phép khối ngoại được sở hữu và đầu tư địa ốc tại Việt Nam, các tòa nhà văn phòng đã hoạt động hoặc đang xây dựng nhiều khả năng có thể thay đổi chủ. Trong thời gian tới, xu hướng khối ngoại tham gia mua, đầu tư để cho thuê các cao ốc sẽ thể hiện rõ hơn.
Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn hội nhập toàn cầu (GIBC), Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá, hiện nay các thị trường đầu tư khác trên thế giới đang biến động mạnh và các nước trong khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam nổi lên là một trong những thị trường hấp dẫn khối ngoại nhờ vị trí cửa ngõ.
Thêm vào đó, bất động sản trong nước đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách và tìm lại nhịp độ phát triển ổn định với thanh khoản cao. Vì vậy các doanh nghiệp, quỹ ngoại và tập đoàn đa quốc gia mở rộng rót vốn vào bất động sản Việt Nam dưới nhiều hình thức được xem là đi tắt đón đầu. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời gian tới.
Dong von ngoai_namvinhyen
Chuyên gia GIBC nhận xét, ở mặt tích cực, dòng vốn ngoại là một kênh hỗ trợ vốn khá tốt cho thị trường địa ốc Việt Nam. Sức ảnh hưởng của khối ngoại tạo thêm không khí sôi động cho bất động sản. Đặc biệt, sự xuất hiện của các tên tuổi, thương hiệu quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này còn làm tăng thêm uy tín cũng như tính chuyên nghiệp cho thị trường trong nước.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng các quỹ đầu tư nước ngoài cũng có không ít mối bận tâm khi tham gia thị trường bất động sản tại Việt Nam. Đó là sự chờ đợi việc nới room ngoại sẽ triển khai như thế nào, nợ xấu bất động sản được xử lý triệt để ra sao, hoặc còn thiếu các sản phẩm phái sinh để thúc đẩy quá trình dịch chuyển vốn…
Ông Nghĩa cho biết thêm, hiện nay trên thị trường số lượng doanh nghiệp bất động sản được liệt vào diện an toàn để khối ngoại đầu tư chiếm tỷ lệ khá thấp. Các dự án hấp dẫn để liên doanh, liên kết hoặc thâu tóm không nhiều. Thêm vào đó pháp lý bất động sản tại Việt Nam khá phức tạp.
“Muốn tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với khối ngoại, ngành địa ốc phải nỗ lực cải thiện nhiều chỉ số. Đó là: tăng độ minh bạch, giảm nợ xấu, nâng chỉ số cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục hành chính…”, ông Nghĩa phân tích.
Read more
Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015
no image


thi-truong-bat-dong-san_namvinhyen
Thị trường bất động sản trong nước thời gian gần đây đã có sự phục hồi mạnh mẽ, sự phát triển nóng không còn mà thay vào đó là sự phát triển ổn định, bền vững. Sự trở lại mạnh mẽ của thị trường phải kể đến đầu tiên là Hà Nội và TP HCM, sau đó mới lan dần lan dần đến các tỉnh lân cận quanh các trung tâm lớn như ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương…
Ngày 1/7/2015 là thời gian đánh dấu một cột mốc mới về sự thay đổi chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bất động sản, việc cho phép Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu và kinh doanh nhà tại Việt Nam đã mở ra một phân khúc mới cho thị trường bất động sản trong nước. Mặc dù thông tư hướng dẫn chi tiết của luật kinh doanh bất động sản 2014 chưa ra nhưng đã có rất nhiều người nước ngoài, Việt kiều quan tâm và tìm hiểu các dự án bất động sản tại Việt Nam kể cả các dự án tại các tỉnh như  Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…
Vinh Phuc_namvinhyen
Vĩnh Phúc tuy là tỉnh có diện tích tự nhiên không lớn nhưng lại là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, có chính sách thu hút đầu tư tốt. Cả tỉnh có đến 24 khu và cụm công nghiệp (khu công nghiệp Khai Quang, khu công nghiệp Bình Xuyên, Bá Thiện….) với 137 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Toyota, Honda, Nippon… Trong thời gian gần đây bất động sản Vĩnh Phúc rất được quan tâm, khách hàng  đa dạng bao gồm khách hàng trong và ngoài tỉnh cũng như rất nhiều khách nước ngoài, Việt kiều về nước để tìm hiểu các dự án khu đô thị mới. Sự quan tâm của khách hàng thường hướng vào các dự án trên địa bàn TP Vĩnh Yên, dự án có quy mô lớn, được quy hoạch bài bản, có hạ tầng hoàn chỉnh, cùng nhiều tiện ích bên trong như: Hệ thống các trường học, nhà hàng, khách sạn, công viên… Sự quan tâm đặc biệt vẫn là những dự án làm mới từ đầu, có chủ đầu tư mạnh, uy tín, mức giá hợp lý và sổ đỏ sớm…
TP Vĩnh Yên_namvinhyen
Hiện nay trên địa bàn TP Vĩnh Yên có nhiều dự án lớn đã được cấp phép và triển khai  như:  Khu đô thị Chùa Hà Tiên, Khu Đô Thị Nam Đầm Vạc, Khu Đô Thị Nam Vĩnh Yên… Giá cả của các dự án đã giảm rất sâu so với cách đây 2 năm, hiện tại giá chỉ khoảng 6.5-7 triệu/m2,  theo các chuyên gia nhận định thì đây là mức giá thấp nhất, đã chạm đáy, tuy nhiên các chuyên gia cũng khẳng định mức giá này sẽ có sự gia tăng mạnh khi mà các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bàn giao sổ đỏ cho khách và đặc biệt là thông tư hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản được ban hành.


Read more
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015
no image


Nhan dien co hoi moi tren thi truong bat dong san_namvinhyen
Một số chuyên gia dự báo, sau thời điểm FED công bố tăng lãi suất, thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ý kiến e ngại về một số ảnh hưởng tiêu cực của động thái này tới thị trường địa ốc
Việc FED nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất cùng với động thái tăng tỷ giá của NHNN trong tháng 8 đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới thị trường BĐS có những thách thức nhưng cũng có vô vàn cơ hội. Theo các chuyên gia, các công ty địa ốc nên có những động thái phù hợp, chuẩn bị sẵn nguồn hàng để tranh thủ thời cơ và hạn chế những tác động tiêu cực của động thái này.
Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed)_namvinhyen
Nhiều khả năng, trong tháng 9 hoặc trễ nhất là tháng 10, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành tăng lãi suất đồng USD. Dự đoán động thái này của Mỹ sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi. Kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Việc FED nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất cùng với động thái tăng tỷ giá của NHNN trong tháng 8 đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới thị trường BĐS có những thách thức nhưng cũng có vô vàn cơ hội.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP. HCM, khi Fed tăng lãi suất đồng USD thì tiền VND sẽ mất giá cũng như sức hấp dẫn, vàng cũng không còn là kênh trú ẩn an toàn khi nền kinh tế Mỹ đang trên đã hồi phục. Vì vậy, kênh đầu tư an toàn và tối ưu nhất cho các nhà đầu tư chính là bất động sản.
Vì vậy, ngay từ tháng 8 (thời điểm này rơi vào tháng cô hồn – Tháng được coi là thảm họa với ngành địa ốc Việt Nam), hàng loạt chủ đầu tư đã ồ ạt tung ra các dự án với lượng giao dịch thành công khá ấn tượng.
City Gate Towers_namvinhyen
Tại TPHCM, không ngại tâm lý dè dặt trong tháng kiêng kỵ này hàng loạt dự án được tái khởi động và tung ra mở bán. Có thể kể đến Dự án City Gate Towers nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt tái khởi động sau khi Creed đầu tư trong tháng 8, tức rơi vào tháng 7 âm lịch, doanh nghiệp đã sắp cán đích bán 100 sản phẩm. Mức hấp thụ trong tháng Ngâu có dấu hiệu khởi sắc so với 4 tháng trước đó.
Còn theo công bố của Công ty Sacomreal, trong ngày 23/8 công ty này đã giới thiệu ra thị trường 238 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Jamona Home Resort. Ngay trong lễ công bố đã có 216/238 biệt thự được giao dịch thành công. 1 tuần sau, Sacomreal tiếp tục tung ra thị trường hơn đợt cuối với 200 căn hộ cao cấp Jamona Apartment tại trung tâm quận 7. Trước đó, trong đợt công bố lần đầu, dự án này đã gây sốt tại thị trường địa ốc Nam Sài Gòn với hơn 1.000 khách hàng tham gia lễ mở bán, 800 căn hộ được bán thành công trong 2 tháng.
Cũng trong tháng 8, Đất Xanh đã động thổ dự án Luxcity quận 7 quy mô 426 căn hộ và ghi nhận lượng khách giữ chỗ mua căn hộ đạt tỷ lệ hơn 90% sản phẩm. Hay tại dự án IDICO ghi nhận hơn 400 giao dịch thành công trong thời điểm tháng Ngâu.
Tương tự TP HCM, tại Hà Nội, nguồn cung và mãi lực của thị trường nhà đất cũng ấm lên trong đợt này. Các dự án chung cư từ cao cấp đến bình dân được ồ ạt mở bán như Goldmark City, Mipec Riverside, Mulberry Land, Gamuda Gardens,…Thăng Long Victoria, Gamek Tower…
EZ Property_namvinhyen
Sàn EZ Property cho biết, trong tháng ngâu, đơn vị này vẫn tiến hành mở bán mới các dự án như Green Star (Phạm Văn Đồng), Đồng Phát (Hoàng Mai)..Ông Toản cho biết, so với tháng Ngâu năm ngoái, giao dịch trong tháng 7 năm nay có những thay đổi đột biến. Số lượng căn hộ mua bán thành công gấp 2 lần cùng kỳ do đà tác động tốt từ thị trường nói chung.
Ông Phạm Thanh Hưng – Phó chủ tịch Sàn bất động sản Cengroup cũng cho biết đơn vị này vẫn mở bán một loạt các căn hộ chung cư tại dự án như Gamuda Garden (Hoàng Mai), ParkView Residence, GoldSilk (Hà Đông), Goldmark (Cầu Giấy)…
Có thể thấy, các dự án có vị trí tốt, giá bán cạnh tranh được mở bán trong giai đoạn này đều có mức giao dịch khá tốt. Một số chuyên gia dự báo, sau thời điểm FED công bố tăng lãi suất, thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ý kiến e ngại về một số ảnh hưởng tiêu cực của động thái này tới thị trường địa ốc
Theo Bà Võ Thị Dịu Hiền – P. TGĐ Sacomreal, khi FED tăng lãi suất, nhiều khả năng ngân hàng nhà nước sẽ có động thái đáp lại bằng cách  tiếp tục điều chỉnh tỷ giá và tăng lãi suất VND. Việc tăng lãi suất tác động không nhỏ tới các công ty địa ốc. Đặc biệt là với các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Từ đó gây gia tăng chi phí tài chính, ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của các công ty. Mặt khác, lãi suất tăng cũng ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của khách hàng.
“Điểm nữa, các dự án cao cấp chuyên sử dụng các thiết bị, vật liệu xây dựng  ngoại lực cũng phải chịu áp lực không nhỏ khi giá cả tăng theo giá USD gây đội vốn dự án. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho các công ty địa ốc là nên cân đối nguồn vốn, hạn chế sử dụng vốn vay và tăng cường sử dụng hàng nội địa. Mặt khác, các công ty địa ốc nên mở bán dự án sớm trước thời điểm tăng lãi suất để tranh thủ các chương trình ưu đãi cho khách”, bà Hiền cho biết.
Cũng theo bà Hiền, khả năng lớn là FED tăng lãi suất, mấu chốt chỉ nằm ở vấn đề thời điểm. Vì vậy, các công ty địa ốc nên có những động thái phù hợp, chuẩn bị sẵn nguồn hàng để tranh thủ thời cơ và hạn chế những tác động tiêu cực của động thái này.
*** Theo số liệu của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), qua số liệu báo cáo của một số chủ đầu tư cũng như một số sàn giao dịch bất động sản, trong tháng 8, lượng giao dịch thành công trên thị trường bất động sản tiếp tục tăng từ 5-6% so với tháng trước và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tại Hà Nội có khoảng 1.900 giao dịch thành công, tăng khoảng 5% so với tháng trước, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ 2014. Tại TPHCM, trong tháng 8 có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng khoảng 6% so với tháng trước và tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Read more
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
no image


Nam Vĩnh Yên sau cơn mưa
Hoa rất đẹp tại ban quản lý dự án khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_2_namvinhyen
Đường 24 m trong khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_3_namvinhyen
Đường 16,5 m trong khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_4_namvinhyen
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_5_namvinhyen
Đường 13,5 m trong khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_6_namvinhyen

Nam Vinh Yen Sau Con Mua_7_namvinhyen

Nam Vinh Yen Sau Con Mua_8_namvinhyen

Nam Vinh Yen Sau Con Mua_9_namvinhyen
Biển mẫu nhà biệt thự đơn lập trong khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Nam Vinh Yen Sau Con Mua_10_namvinhyen
Đường 33 m trong khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Read more
Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015
no image


Quy dau tu ngoai manh tay rot von vao bat dong san Viet Nam
Dòng vốn ngoại đang chảy mạnh vào bất động sản Việt Nam qua nhiều hình thức từ đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) do thị trường đang có những chuyển biến khởi sắc.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những khởi sắc rõ rệt ở mọi phân khúc. Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho thấy đã có 21.500 giao dịch thành công tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Tp.HCM trong 7 tháng đầu 2015, con số này cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là những tiền đề quan trọng cho bất động sản Việt Nam hút vốn đầu tư ngoại. Các quỹ đầu tư đang gia tăng các khoản đầu tư vào các công ty BĐS tiềm năng, dòng vốn FDI cũng đang chảy mạnh vào địa ốc.
FDI_namvinhyen
Thị trường phục hồi còn thể hiện rõ ở dòng tiền đang chảy mạnh vào lĩnh vực địa ốc, kể cả dòng tiền đầu tư ngắn hạn. Điều này giúp thị trường có tính thanh khoản tốt hơn, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp.
Tập đoàn lớn trong nước đẩy mạnh đầu tư
Logo Vingroup_namvinhyen
Các tập đoàn lớn trong nước đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng và bán hàng. Đáng chú ý là Vingroup và Novaland, trong khi Vingroup tập trung vào 2 dự án chính là Vinhomes Central Park (TP.HCM) và Park Hill (Hà Nội) thì Novaland lại tung ra thị trường ở nhiều dự án khắp Tp.HCM. Từ đầu năm đến nay Novaland đã bán thành công 3.000 căn hộ và bàn giao tới 2.000 căn cho khách hàng từ 18 dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.
novaland-logo-namvinhyen
Bên cạnh những “ông lớn” nhiều đại gia địa ốc khác cũng đã vào cuộc và tái khởi động nhiều dự án lớn có lợi thế về vị trí như Sacomreal, Nam Long, TNR Holdings, Năm Bảy Bảy, An Gia Investment, Khang Điền, FLC Group, CEO Group, Sun Group…
Những động thái đẩy mạnh đầu tư vào thị trường từ các nhà phát triển bất động sản trong nước khiến dòng vốn ngoại cũng đang sôi sục trở lại.
Quỹ ngoại sôi sục trở lại
Hồi đầu năm 2015, một công ty địa ốc khác là Nam Long-một nhà phát triển nhà ở giá rẻ tại Tp.HCM cũng đã hợp tác với Quỹ đầu tư IFC thuộc World Bank; Ngoài ra, Nam Long còn hợp tác với 2 nhà đầu tư khác đến từ Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad với giá trị chuyển nhượng dự án Flora Anh Đào (quận 9) trị giá khoảng 500 tỷ đồng.
VinaCapital_namvinhyen
Novaland cho biết mới đây đã phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho các đối tác chiến lược, trong đó đáng chú ý là có sự tham gia của 2 quỹ đầu tư ngoại là VinaCapital (15 triệu USD) và Dragon Capital và một tập đoàn tài chính khác. Trước đó, Vincom Retail cũng được một quỹ đầu tư ngoại là Warburg Pincus rót thêm 100 triệu USD hồi tháng 6 năm 2015;
Dragon Capital_logo_namvinhyen
Trước đó, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Công cũng đã chuyển nhượng một dự án Celadon City (Tp.HCM) cho Gamuda Land Vietnam (thuộc tập đoàn bất động sản hàng đầu của Malaysia).
Theo nhận xét của CEO CBRE Việt Nam, dòng tiền ngoại đổ vào bất động sản Việt Nam phần lớn đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông. Thực tế, thời gian gần đây thị trường đã chứng kiến một làn sóng đầu tư từ các công ty và quỹ đầu tư Nhật.
Đáng chú ý có thể thấy được một quỹ đầu từ lớn của Nhật có tổng tài sản tới 5 tỷ USD là Creed Group, đang rót vốn mạnh vào địa ốc Việt Nam. Quỹ đầu tư này hiện đang nhắm tới 2 công ty địa ốc tại Tp.HCM là Nam Bảy Bảy và An Gia Investment. Creed Group cũng rót gần 60 triệu USD vào dự án City Gate Towers của Năm Bảy Bảy và ký thỏa thuận tham gia phát triển 2 dự án khác của NBB là NBB Garden II và NBB Garden III, với tỷ lệ góp vốn 50%, trị giá hơn 26 triệu USD.
logo-nbb-creed-group-namvinhyen
Mới đây, Creed Group và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển BĐS An Gia (An Gia Investment) ký hợp đồng hợp tác đầu tư toàn diện với tổng giá trị đầu tư ban đầu là 200 triệu USD. Theo đó, quỹ đầu tư này sẽ mua 20% cổ phần của An Gia để đầu tư vào các dự án mà An Gia đang theo đuổi với tỷ lệ 50/50, đồng thời cung cấp các khoản vay cho An Gia để đi mua các dự án để tiếp tục phát triển. Dự kiến của An Gia là đầu tư xây dựng mỗi năm khoảng 2000 căn hộ trung và cao cấp ra thị trường.
Lãnh đạo một công ty địa ốc đang niêm yết trên sàn chứng khoán là Khang Điền (KDH) cho rằng có rất nhiều quỹ đầu tư ngoại quan tâm đến các công ty bất động sản tiềm năng ở Việt Nam, chẳng hạn như KDH cũng đang có tới 49% thuộc sở hữu của nhà đầu tư ngoại, trong đó Dragon Capital là sở hữu 16%, VinaCapital sở hữu 21%,…
Siêu dự án hàng tỷ đô la khởi động
Không những quỹ đầu tư ngoại quan tâm, mà những tập đoàn lớn cũng không ngừng thâu tóm các tài sản có giá trị lớn tại vị trí đắc địa ở Thủ đô hay Tp.HCM. Đơn cử như Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) tiến hành mua lại cổ phần kiểm soát của khu phức hợp Diamond Plaza và khách sạn Legend (TP HCM); Keangnam Landmark 72 tầng (Hà Nội) được 2 quỹ lớn quan tâm mua lại là Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority.
Empire City_namvinhyen
Mới đây, Gaw Capital Parkner-một quỹ đầu tư lớn từ Vương quốc Anh cũng đã công bố việc rót 50% trong tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án Empire City 1,2 tỷ USD tại Thủ Thiêm cùng 2 đối tác là công ty trong nước. Đây cũng là dự án BĐS có vốn đầu tư trước tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất từ đầu năm đến nay được cấp phép.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng 2015 số vốn FDI đổ vào BĐS tiếp tục tăng với 18 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,82 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư.
Eco-Smart-City-Ho-Chi-Minh-City-namvinhyen
Nhiều tập đoàn BĐS lớn khác đang nhăm nhe rót hàng tỷ đô la vào các siêu dự án tại Việt Nam như Thủ Thiêm Eco Smart City dự kiến có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD do Liên danh 7 công ty của Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác đầu tư, cùng vừa được khởi động.
Theo nhận định của ông Nguyễn Vĩnh Trân, CEO Quỹ Jen Capital, các nhà đầu tư nước ngoài đang tính toán bài toán dài hơi với BĐS Việt Nam để đón những chuyển biến mới từ chính sách. Giờ là cơ hội tốt nhất để họ thâm nhập thị trường.
Read more